Nông dân Trà Vinh được mùa bắp vàng

Nông dân Trà Vinh được mùa bắp vàng

Nông dân Trà Vinh được mùa bắp vàng
Giá doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm là 8.300 đồng một kg, trừ toàn bộ chi phí người trồng bắp ở Trà Vinh thu lãi hơn 30 triệu đồng một ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Hơn 30 năm trồng lúa với diện tích 10.000 m2, chưa bao giờ nông dân Thạch Kha ở xã Long Sơn, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) thu được lợi nhuận 10 triệu đồng một vụ. Vậy mà vụ bắp Xuân Hè 2014 chỉ trồng 3.000 m2 bắp giống F1, ông Kha thu lãi hơn 10 triệu đồng, lợi nhuận cao gấp 3 lần trồng lúa.

"Xã Long Sơn quê tôi là vùng đất gò cao nên sản xuất lúa năng suất bấp bênh. Trồng bắp được công ty hỗ trợ hạt giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng và bao tiêu sản phẩm đã giúp tôi đã trả được nợ vay ngân hàng 20 triệu đồng, cuộc sống gia đình ngày một cải thiện", Thạch Kha phấn khởi kể.
trong-bap-3579-1402961185.jpg
Nông dân Trà Vinh trồng bắp rất an tâm về đầu ra vì được doanh nghiệp điện dân dụng bao tiêu sản phẩm. Ảnh: Trúc Mai
Học theo Thạch Kha, nông dân Thạch Tài ở ấp Ô Răng, xã Long Sơn chuyển đổi 4 công đất lúa sang trồng giống bắp giống F1. Vụ đầu tiên tuy năng suất chưa cao, đạt khoảng 9,8 tấn một ha nhưng lợi nhuận khoảng 2,7 triệu đồng một công. So sánh hiệu quả kinh tế giữa trồng lúa và bắp giống, anh Tài cho rằng cây bắp dễ trồng, đầu ra được bao tiêu, lợi nhuận cao gấp 3 lần cây lúa nên nông dân mê lắm.
Tại các xã Long Sơn, Nhị Trường, Thạnh Hòa Sơn, Thuận Hòa… của huyện Cầu Ngang là vùng đất gò cao thường thiếu nước tưới vào mùa khô. Khi không đủ nước cho trồng lúa và đất nhiễm phèn mặn vào cuối mùa khô khiến nhiều nơi đất bị bỏ hoang.
Việc hợp tác sản xuất bắp giống F1 sẽ dần chuyển đổi tập quán canh tác truyền thống từ lúa - lúa sang canh tác bắp - lúa, thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên hiện có. Trong khi đó, kết quả sản xuất thử hạt giống bắp của Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) tại Trà Vinh cho thấy, thu nhập của nông dân tăng hơn 57,7% so với canh tác lúa trong vụ đông xuân, nhờ đó lợi nhuận tăng 2,9 lần, tương ứng hơn 12,8 triệu đồng một ha.
Kỹ sư Kim Sô Phan, cán bộ kỹ thuật Sở Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh, cho biết 3 năm qua có nhiều nông dân thoát nghèo nhờ trồng bắp giống. Chỉ tính riêng xã Long Sơn diện tích trồng bắp thử nghiệm ban đầu chỉ 10ha, nay tăng lên 160ha. Đầu ra của bắp ổn định nhờ doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 đến 3 lần cây lúa.
trong-bap-1-9646-1402961185.jpg
Đất nhiễm phèn mặn được nông dân chuyển từ lúa sang trồng bắp hiệu quả. Ảnh: Trúc Mai
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trà Vinh là tỉnh có diện tích trồng bắp lớn tại miền Tây. Loại cây trồng ngắn ngày này thích nghi và phát triển thiết bị điện dân dụng tốt ở vụ đông xuân với hè thu và huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải… là vùng trọng điểm trồng bắp. Hai năm qua, SSC có chương trình hỗ trợ hạt giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng và cam kết thu mua sản phẩm đã giúp nông dân yên tâm trồng trọt.
Ông Huỳnh Văn Thảo - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Trà Cú cho biết, từ vụ Hè Thu và Thu Đông năm nay, địa phương chuyển 739 ha đất trồng lúa kém hiệu quả khó khăn về nguồn nước tưới, thường bị mặn xâm nhập sang trồng các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao, trong đó cây bắp là chọn lựa số một. Giá doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm hiện nay là 8.300 đồng một kg, trừ toàn bộ chi phí người trồng bắp thu lãi hơn 30 triệu đồng một ha, cao gấp 3-4 lần so với trồng lúa.
Theo Chủ tịch HĐQT SSC - Hàng Phi Quang, quỹ Thách thức Doanh nghiệp Việt Nam (VBCF) đã thỏa thuận tài trợ cho Công ty triển khai dự án kinh doanh cùng người thu nhập thấp chuyển đổi cơ cấu bắp giống - lúa nhằm giúp nông dân Khmer tỉnh Trà Vinh thoát nghèo. Tổng kinh phí của dự án này trên 42 tỷ đồng, trong đó VBCF đầu tư 9 tỷ đồng.
Theo nhiều nông dân miền Tây, với những chính sách hỗ trợ khuyến khích của Nhà nước, cây bắp đang là sự lựa chọn hợp lý bởi lợi nhuận từ trồng lúa đang giảm mạnh, giá lúa dao động ở mức thấp. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng có chủ trương chuyển đổi 112.000 ha đất lúa sang trồng bắp, đậu nành… từ nay đến năm 2015 là giải pháp để giúp nhiều hộ nông dân đồng bằng sông Cửu Long cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp phù hợp với tình hình mới.
Giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Trà Vinh Trần Trung Hiền cho biết, Trà Vinh đã giảm 9.000 ha đất trồng lúa và quyết định 580 của Chính phủ về việc hỗ trợ giống tối đa 2 triệu đồng mỗi ha cho những diện tích trồng lúa kém hiệu quả chuyển sang trồng màu là tin vui đối với nông dân. Còn theo Bộ trưởng Cao Đức Phát, chủ trương chuyển đổi từ trồng lúa sang cây màu sẽ giúp nông dân nâng cao thu nhập một cách bền vững .Cây bắp sẽ là sự lựa chọn hợp lý cả về ngắn hạn và dài hạn khi đồng bằng sông Cửu Long có nhiều lợi thế để trồng bắp và loại cây này mang lại lợi ích bền vững cho cả người nông dân, doanh nghiệp và nền kinh tế nước nhà.
Hiện mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu 2,5-3,5 triệu tấn bắp về làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong khi có những giống bắp trồng ở miền Tây cho năng suất lên tới 9 - 11 tấn một ha. Vì vậy, việc đẩy mạnh trồng bắp, Việt Nam sẽ từng bước thoát khỏi cảnh phụ thuộc nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi từ nước ngoài và mô hình này trên thực tế cho thấy đã mang lại lợi nhuận cao hơn trồng lúa rất nhiều.                                                                                      
Trúc Mai

, ,

Previous
Next Post »