Lòng nhiệt tình + Sự thiếu hiểu biết = Phá hoại
Người gửi: Le cong Dai
Gửi tới: Ban Khoa học
Tiêu đề: Khoa học hay công nghệ!
Xin chào tất cả mọi người quan tâm tới chủ đề này và mong nhận được sự ủng hộ của các bạn trong chủ đề mà chúng ta trao đổi. Tôi xin bình luận trong 3 khía cạnh cụ thể sau.
Trước hết chúng ta hãy thảo luận xem đây là vấn đề của khoa học hay của công nghệ?
Các bạn sẽ phản đối nếu như chúng ta xem đây là vấn đề của khoa học, đương nhiên, tôi cũng phản đối. Không khả dĩ một chút nào hết mà lại tốn kém. Đây cũng không phải đề tài mới, chỉ là một vấn đề nhỏ đã được thế giới giải quyết từ lâu, chỉ có chúng ta - thuộc những nước thế giới thứ 3 mới không làm được. Đây thậm chí còn không phải là đề tài công nghệ, nó không còn tính thời sự, chỉ xứng đáng gọi là đề tài kỹ thuật thôi. Thuần tuý kỹ thuật.
Nếu bạn còn nghi ngờ thì hãy nhớ rằng những người nông dân đã tự giải quyết nhiều vấn đề của họ vì đơn giản là các nhà khoa học thì mơ toàn những ý tưởng cao siêu mà chả bao giờ họ thực hiện được, còn các kỹ sư thì lao vào kiếm tiền, kinh doanh thì thời gian đâu mà nghiên cứu.
Bạn đừng nghĩ rằng chế tạo máy bay thì khó hơn chế tạo máy tuốt lúa, kỹ thuật vẫn thế thôi, chỉ có yêu cầu an toàn cao hơn. Vấn đề là các bài toán khác nhau cần có những lời giải khác nhau. Đương nhiên nếu chỉ nghĩ thôi thì chẳng bao giờ làm được cái gì cả, thậm chí là làm một cái chìa khoá, để bán được cũng đòi hỏi phải tốt, đẹp... Từ đó yêu cầu người làm phải có nhiều kinh nghiệm, mà kinh nghiệm chỉ có thể có trong thực tiễn sản xuất.
Sau đó câu hỏi đặt ra là Nên và không nên?
Bạn đừng đặt câu hỏi nên hay không nên vì nếu như thế bạn sẽ chọn không nên vì đương nhiên những lần đầu tiên phải vấp ngã. Vấn đề là phải biết cách chọn những mục tiêu ban đầu vừa phải và có hoạch định chiến lược cụ thể. Vậy câu hỏi nên đặt ra là Nên và không nên? Tại sao? Vì chúng ta cần biết điểm mạnh và yếu của chúng ta cũng như việc làm gì trước, làm gì sau. Với một vấn đề kỹ thuật thì quan trọng không phải là làm cái gì mà làm như thế nào. Ở đây nên và không nên được xem như hai mặt trái ngược của một vấn đề nhưng không mâu thuẫn mà trái lại là để bổ sung cho nhau.
Cái gì nên:
- Có người am hiểu công nghệ (kỹ thuật hiện đại)
- Có người đỡ đầu
- Có chiến lược hoạt động đồng đội (như chúng ta đã thể hiện ở Robocon châu Á)
- Học hỏi trên Internet (tôi nghĩ là quan trọng nhất)
Cái gì không nên:
- Quảng cáo quá nhiều
- Tham vọng quá lớn
- Không có hiểu biết (đặc biệt là về các tiêu chuẩn an toàn)
- Làm việc độc lập (Đây là yếu điểm cố hữu của dân ta)
Cuối cùng chúng ta nên chốt lại vấn đề tôi nghĩ là mọi người đều quan tâm: Lợi hay không lợi?
Đây là câu hỏi có hai câu trả lời (đúng ra là nhiều câu). Nên - nếu chúng ta nghĩ đến tương lai (hãy nhớ rằng Braxin và Trung Quốc còn sản xuất cả máy bay phản lực). Không nên - nếu chúng ta chưa đánh đã muốn thắng, chưa đầu tư đã mong thu lãi và chính xác là chưa học đã muốn làm thầy.
Bao nhiêu công nghệ chúng ta đã đi mua, nhiều lắm. Có thiết thực không khi mà đến giờ xe đạp chúng ta sản xuất cũng không đứng vững ngay trên thị trường của chúng ta? Không nghi ngờ gì nữa, cái công nghệ chúng ta mua được chỉ có thể là công nghệ lạc hậu, không đời nào chúng ta mua được công nghệ cao trừ khi chính chúng ta đầu tư cho nó.
Là người Việt Nam chúng ta đều mong muốn nước chúng ta tiến lên, không phải đầu tư nhiều nếu chúng ta có thể. Hãy tự tin đi lên từ những gì mình có, hãy bắt đầu từ những cuộc thi chế tạo, đừng thành lập dự án nếu chúng ta chưa có các cuộc thi hiểu biết, chưa vấp ngã trên bài thi thì khi vấp ngã trên thực tế sẽ rất đau, rất tốn kém.
Hãy kiên trì nhưng hãy nhớ rằng:
Lòng nhiệt tình + Sự thiếu hiểu biết = Phá hoại.
Mong rằng chúng ta sẽ chiến thắng chính chúng ta, chiến thắng công nghệ cũ trước khi với tới những công nghệ mới. Khi đó chúng ta đã có một nền tảng kiến thức tốt.
ConversionConversion EmoticonEmoticon