Ít ngân hàng dùng tiền mặt chia cổ tức
Ít ngân hàng dùng tiền mặt chia cổ tức
Lợi nhuận 2013 nhạt nhòa khiến các ngân hàng hiện khá dè dặt công bố kế hoạch chia cổ tức. Phương thức trả bằng cổ phiếu cũng được nhiều đơn vị ưa chuộng hơn trong năm nay. - Những doanh nghiệp trả cổ tức cao nhất năm 2013 / 4 ngân hàng dẫn đầu về sa sút lợi nhuận
Mùa đại hội cổ đông 2014 đang đến nhưng hiện mới chỉ có vài ngân hàng chốt phương án chia cổ tức 2013 và công bố cho cổ đông. Trong đó, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tạm thời dẫn đầu với mức chi trả 16%. Một nửa trong số này được trả bằng tiền mặt, còn lại sẽ được ngân hàng chia bằng cổ phiếu, để thực hiện phương án tăng vốn thêm 1.000 tỷ đồng.
Trong số các ông lớn, BIDV hiện chưa công bố kế hoạch. Vietcombank - ngân hàng từng dành cho cổ đông mức chia 12% bằng tiền năm ngoái, nay có thể đưa ra nhiều thay đổi. Theo báo cáo ngày 11/3 từ Công ty ổ cắm Sino - công ty con của ngân hàng, phương án được Hội đồng quản trị (HĐQT) ngân hàng dự kiến là chia bằng cổ phiếu, dù vẫn với tỷ lệ 12%.
Nhiều ngân hàng thường trả cổ tức bằng tiền mặt cũng chuyển sang cổ phiếu. Ảnh: Anh Quân.
|
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank) năm ngoái cũng dẫn đầu toàn ngành khi chi đậm tiền mặt để trả cổ tức 16%. Tuy nhiên, tỷ lệ dự kiến năm nay chỉ là 10% và nhiều khả năng sẽ được trả bằng cổ phiếu, theo chính sách từng được lãnh đạo Vietinbank công bố cho giai đoạn đến hết năm 2015, nhằm phục vụ kế hoạch tăng vốn.
Theo ông Phan Dũng Khánh - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng - trả cổ tức bằng cổ phiếu có rất nhiều điểm lợi với doanh nghiệp. Thay vì phải trích ra khoản tiền không nhỏ cho cổ đông, họ sẽ được giữ lại một phần để tăng vốn điều lệ, phục vụ các mục đích khác.
Trên thực tế, cách trả cổ phiếu để tăng vốn này giống như chủ nhà băng chuyển tiền từ túi trái sang túi phải của mình - tăng vốn điều lệ nhưng vốn chủ sở hữu không đổi. Theo ông Khánh, động thái này lại có ý nghĩa rất lớn. Với hoạt động ngân hàng, có rất nhiều nghiệp vụ mà theo quy định, tổ chức tín dụng phải đạt quy mô vốn nhất định mới được thực hiện. "Tăng vốn bằng cách này cảm giác giá cổ phiếu sẽ bị pha loãng nhưng nhìn dài hạn, một ngân hàng vốn mạnh thì được người ta tin tưởng nhiều hơn, dễ huy động vốn hơn", ông lý giải.
Lợi nhuận kém khả quan cũng là một trong những lý do khiến các ông chủ ngân hàng dè dặt khi nói đến cổ tức năm 2013. Trao đổi với VnExpress.net, ông Lê Hùng Dũng - Chủ tịch Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam - cho biết, dự kiến năm nay chỉ trả cổ tức 4,8-5%. Nguyên nhân theo ông Dũng là Eximbank phải chịu áp lực trích lập dự phòng rất lớn. Ông chia sẻ, nếu muốn lấy lòng cổ đông thì ngân hàng vẫn cố trả cổ tức cao năm 2013 nhưng áp lực trích lập dự phòng vẫn còn nguyên đến năm 2014. "Năm nay chúng tôi chủ động trích lập nhiều, cổ tức có tương đối thấp nhưng chắc chắn sẽ cao hơn vào năm sau", ông Dũng giải thích.
Theo nhiều chuyên gia, khác với mọi năm, các nhà đầu tư có xu hướng thích được nhận cổ tức bằng cổ phiếu hơn, phần lớn do thị trường chứng khoán đang khởi sắc. Trước đây, giá các mã đều giảm, việc nhận thêm cổ phiếu với nhà đầu tư được ví như ôm thêm một "trái bom" nổ chậm. "Nay nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ dù 10% nhưng giá trị của nó sẽ tăng theo thời gian", một chuyên gia bình luận.
Hơn nữa, theo sự phân tích của ông Phan Dũng Khánh, điểm lợi khác khi nhận cổ tức bằng cổ phiếu là nhà đầu tư sẽ không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Thuế suất với khoản thu nhập từ cổ tức theo quy định hiện hành là 5%. "Trả bằng tiền mặt sẽ tính theo thị giá của cổ phiếu và trừ ngay trước khi tiền về tài khoản nhà đầu tư. Chưa kể, nếu đến ngày chốt để thanh toán, giá bị điều chỉnh xuống thì nhà đầu tư có thể còn lỗ hơn", ông nói.
Tuy nhiên, một số nhà đầu tư nhỏ lẻ, ít kinh nghiệm nắm giữ cổ phiếu của các ngân hàng chưa niêm yết lại không "khoái" nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Ông Dương (Bạch Đằng, Hà Nội) - cán bộ hưu trí từng làm việc tại Ngân hàng Hàng hải tâm sự, không còn đủ sức lực để "đu" theo trên thị trường ổ cắm công tắc Sino, nên chỉ cần mỗi năm số cổ phiếu đang giữ mang về nguồn thu nhập ổn định bằng tiền mặt.
Chia sẻ nỗi lo này, chuyên gia phân tích tại một công ty chứng khoán thừa nhận: "Khó khăn với cổ phiếu chưa niêm yết là tính thanh khoản sẽ không cao, nhà đầu tư như ông Dương khó tìm được đối tác để bán khi cần. Tuy nhiên, đây chỉ là lo ngại với các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm, còn những người chơi lâu, dù cổ phiếu niêm yết hay không, họ vẫn sẽ bán được và hưởng lợi khi giá tăng".
Một vài nhà băng cổ phần khác năm 2013 lợi nhuận khả quan nhưng đến nay vẫn chưa mạnh dạn công bố kế hoạch chia cổ tức. Lãnh đạo cấp cao của cả Ngân hàng Quân đội (MB) lẫn Ngân hàng Sài Gòn Hà Nội (SHB) đều cho biết HĐQT vẫn đang xem xét kế hoạch trả cổ tức 2013 nên chưa thể công bố sớm. Tương tự, đại diện Ngân hàng Á Châu (ACB) cũng chưa hé lộ kế hoạch chia cổ tức năm nay. Nhìn lại kết quả năm 2013, MB lãi sau thuế gần 2.300 tỷ đồng còn SHB chuyển từ lỗ trong 2012 sang mức lãi hơn 1.000 tỷ đồng. Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng cả hai đơn vị này vẫn sẽ duy trì trả cổ tức ổn định trong năm nay.
Thanh Thanh Lan
ConversionConversion EmoticonEmoticon