Những doanh nhân tuổi Thân quyền lực trên sàn chứng khoán
Những doanh nhân tuổi Thân quyền lực trên sàn chứng khoán
Trong năm tuổi 2016, nhiều doanh nhân được kỳ vọng sẽ tiếp tục chèo lái những doanh nghiệp "tỷ đô" của mình hướng tới những kết quả tốt đẹp. - Ba ông chủ tuổi Thân quyền lực ngành ngân hàng / Những 'tiểu thư, thiếu gia' triệu phú tuổi Thân
Trong 12 con giáp, khỉ là con vật mang trong mình trí tuệ và sự khôn khéo của con người. Do đó, người tuổi Thân được đánh giá rất tinh nhanh và biết cách tuỳ cơ ứng biến. Họ nắm trong tay nhiều kiến thức, và vì thông minh, lanh lợi, tháo vát nên những người sinh năm Thân thường là người chiến thắng. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ghi nhận nhiều doanh nhân ống luồn dây điện giá rẻ tuổi Thân thành công, VnExpress điểm ra một số gương mặt tiêu biểu dưới đây.
Ông Bùi Quang Ngọc (1956: Bính Thân) - Tổng giám đốc FPT
Tổng giám đốc FPT - ông Bùi Quang Ngọc.
|
Từ một giảng viên khoa toán - tin trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, ông Bùi Quang Ngọc đã rẽ hướng sang làm kinh doanh khi cùng 12 cộng sự sáng lập ra Công ty Cổ phần FPT cách đây hơn 27 năm. Sau những ngày tháng nắm vị trí chủ chốt ở các đơn vị công nghệ thông tin, tiền thân của FPT IS, FPT Software, FPT Telecom, FPT Trading… Năm 2013, ông nhận trọng trách lớn khi trở thành Tổng giám đốc FPT trong bối cảnh tập đoàn đang đào tạo và tìm kiếm thế hệ kế cận.
Là người thứ tư ngồi lên ghế nóng điều hành tập đoàn hàng nghìn nhân viên, nhưng trong gần 3 năm của nhiệm kỳ, vị thuyền trưởng này cũng để lại nhiều dấu ấn. Lần đầu tiên, tất cả các công ty thành viên của FPT đều có doanh thu từ nước ngoài, đưa tổng doanh thu từ toàn cầu hóa năm 2015 tăng trên 40%. Cũng lần đầu tiên, FPT hoàn thành một thương vụ mua bán - sáp nhập tại châu Âu, mở ra một cơ hội đầu tư mới.
Về quản trị, hệ thống thẻ điểm cân bằng mà ông Ngọc xây dựng đã được triển khai đến cấp độ công ty "cháu" ở FPT, khiến một tập đoàn với nhiều công ty thành viên, kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau tập trung được nguồn lực vào một hướng.
Chia sẻ quan niệm sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường và giữ nhiều vị trí quản lý khác nhau tại FPT, ông Ngọc cho biết: "Một nhà quản trị giỏi phải là người có tính hệ thống, biết bao quát, có tầm nhìn chiến lược và luôn có giải pháp để thực thi chiến lược. Bên cạnh đó, người làm quản trị giỏi cũng cần phải có kỹ năng quản lý như sử dụng người, hoạch định mục tiêu và kiên định theo đuổi bằng những biện pháp thích hợp khác nhau".
Bước sang năm 2016, Tổng giám đốc của FPT nhận định thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam sẽ có nhiều thay đổi, trong đó xuất hiện phương thức cho thuê dịch vụ và lấn mạnh sang hình thức mua sắm. Do đó, ông khẳng định FPT cần thay đổi để nhanh chóng thích nghi với xu thế chuyển dịch này.
"Những chú khỉ vốn thông minh, nghịch ngợm. Tôi hy vọng trong năm Bính Thân, người FPT làm việc thông minh hơn, cùng nhiều sản phẩm dịch vụ thông minh được xây dựng và ứng dụng cho nhiều khách hàng", ông Ngọc nhắn nhủ.
Ông Trương Gia Bình (1956: Bính Thân) - Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT
Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT - ông Trương Gia Bình.
|
Cùng với ông Bùi Quang Ngọc, ông Trương Gia Bình là một trong 13 thành viên sáng lập và luôn giữ vai trò "người thắp lửa" hoặc "linh hồn" ở FPT. Dưới sự dẫn dắt của ông trên cương vị Chủ tịch hay Tổng giám đốc, FPT đã trở thành công ty ống luồn dây điện công nghệ thông tin và viễn thông với hơn 25.000 nhân viên, hiện diện tại 19 quốc gia trên thế giới và đang hướng mục tiêu doanh thu 2 tỷ USD vào năm 2020.
"Tôi có một niềm tin rằng sức mạnh là do phát huy tối đa được năng lực của mỗi người trong tập thể vì mục tiêu chung. Nếu có yếu tố đó, tôi tin không có trở ngại nào cản trở được bước tiến của FPT", ông Bình chia sẻ.
Theo ông, năm 2016 và các năm tiếp theo sẽ là những năm điểm ngoặt của FPT. Có hai kịch bản được ông đưa ra, một là FPT sẽ lột xác, vươn lên trở thành tập đoàn toàn cầu với quy mô 100.000 nhân viên, hoặc ngược lại, tập đoàn không đủ năng lực để nắm bắt cơ hội và thất bại. Chính vì vậy, thông điệp được vị lãnh đạo này truyền đi trong nhiều cuộc họp là FPT phải đổi mới để tăng trưởng. "Cá nhân tôi, với cương vị chủ tịch, sẽ là người đứng mũi chịu sào cho những thay đổi này", ông Bình nhấn mạnh.
Ông Dương Ngọc Minh (1956: Bính Thân) - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Hùng Vương
Ông Dương Ngọc Minh. Ảnh: Nông nghiệp
|
Ông Dương Ngọc Minh là tên tuổi lớn trong ngành thủy sản Việt Nam khi nắm giữ vị trí quan trọng và cổ phần ở nhiều doanh nghiệp. Khởi nghiệp từ một nhà máy khá nhỏ bé với công suất vài chục tấn cá nguyên liệu là Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG), đến nay ông Minh đã đưa công ty trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành cá tra với doanh thu mục tiêu trong năm 2016 đạt 24.000 tỷ đồng.
Không những vậy, đại gia thủy sản này còn tiến hành nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A) trong thời gian qua. Ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG), Chủ tịch Công ty Thức ăn chăn nuôi Việt Thắng (VTF) và Phó chủ tịch Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF).
Với 72,2 triệu cổ phiếu HVG trong tay, tương đương 740 tỷ đồng, cộng với cổ phần tại các doanh nghiệp khác, ông Dương Ngọc Minh đứng trong Top 20 người giàu nhất sàn chứng khoán năm 2015, theo danh sách được VnExpress phối hợp với Công ty CP chứng khoán VNDIRECT công bố đầu năm nay.
Phạm Nhật Vượng (1968: Mậu Thân) - Chủ tịch Công ty Cổ phần Vingroup
Ông Phạm Nhật Vượng.
|
Khởi nghiệp tại Ukraine và về nước xây dựng cơ nghiệp hơn 15 năm nay, ông Phạm Nhật Vượng đã gặt hái nhiều thành công trên quê nhà. Ông được xem là vị tỷ phú đôla Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam và được tạp chí Forbes đánh giá có khối tài sản lên tới 1,8 tỷ USD, tính tại ngày 16/2/2016.
Theo danh sách người giàu trên sàn chứng khoán do VnExpress và đối tác cung cấp dữ liệu - Công ty CP chứng khoán VNDIRECT công bố, ông Vượng đã 6 năm liên tiếp giữ vị trí số một trong danh sách, song hành cùng với phu nhân và người em vợ cũng nằm trong top 50 phụ nữ giàu nhất trên sàn, đưa gia đình họ Phạm trở thành gia đình quyền lực nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam, bỏ xa những cá nhân và gia đình khác.
Tính đến 31/12/2015, ông Vượng nắm 532,4 triệu cổ phiếu Vingroup, tương đương 28,5% vốn điều lệ. Đi lên từ doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, khu nghỉ dưỡng, nhưng đến nay Vingroup còn lấn sân sang ngành bán lẻ với hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại rộng lớn, công ty về thương mại điện tử và làm nông nghiệp...
Ông Trần Lệ Nguyên (1968: Mậu Thân) - Tổng giám đốc Kido
Ông Trần Lệ Nguyên.
|
Ngoài vai trò là CEO một đế chế thực phẩm, ông Trần Lê Nguyên còn là Phó chủ tịch thường trực trong Hội đồng quản trị, cánh tay phải đắc lực của người anh trai Trần Kim Thành, hiện giữ chức Chủ tịch Kido (trước đây là Kinh Đô). Tuy nhiên, về số cổ phần nắm giữ, ông Trần Lệ Nguyên nhỉnh hơn với người anh trai khi nắm 25,9 triệu đơn vị, còn ông Trần Kim Thành có 276.000 cổ phần.
Điều hành công ty, ông Trần Lệ Nguyên tham gia nhiều thương vụ M&A quan trọng, đặc biệt là thương vụ mua lại nhà máy kem Wall từ Unilever, mua cổ phần công ty sản xuất dầu ăn Vocarimex hoặc có thời điểm muốn lấn sân sang hoạt động tài chính - ngân hàng... Song, quyết định gây bất ngờ nhất là việc công ty bán 80% cổ phần của công ty phụ trách mảng bánh kẹo là Kinh Đô Bình Dương cho tập đoàn Mondelez, sau đó tập trung vào kem, mì ăn liền và dầu ăn.
Thương vụ chuyển nhượng này khiến doanh thu của công ty cuối năm giảm mạnh. Theo báo cáo hợp nhất quý IV/2015, doanh thu trong kỳ của đơn vị này đạt 442 tỷ đồng, giảm 66% so với quý cùng kỳ 2014, lợi nhuận trước thuế của công ty này chỉ đạt 68 tỷ đồng, giảm 45% so với quý IV/2014. Nguyên nhân khiến doanh thu và lợi nhuận trước thuế giảm mạnh là do không còn ghi nhận doanh thu từ mảng bánh kẹo, thêm vào đó, doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư ngành hàng mới nên chưa có lợi nhuận.
Huyền Thư
ConversionConversion EmoticonEmoticon