Nước ngọt có thể chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước ngọt có thể chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%

Nước ngọt có thể chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 10%
Theo Dự thảo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt đang được Bộ Tài chính trưng cầu ý kiến, mặt hàng nước ngọt có ga không cồn có thể phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức 10%.
  • Kinh doanh bình chọn qua tin nhắn chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Nếu được thông qua, Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015.  Trao đổi với VnExpress về dự thảo này, ông Phan Đăng Tuất - Chủ tịch Bia Sài Gòn (Sabeco) lo ngại bổ sung nước ngọt có ga không cồn vào danh sách chịu thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm giảm hấp dẫn đầu tư trong bối cảnh Chính phủ đang rốt ráo cổ phần hóa doanh nghiệp. Tăng thuế sẽ khiến các đối tác cân nhắc hơn về lợi nhuận đầu tư.
Hơn nữa, theo ông Tuất, biên độ lợi nhuận ở các doanh nghiệp thiết bị điện dân dụng hiện không giống nhau. Trong đó, những đơn vị lãi cao chủ yếu là khối FDI vì có nhiều thế mạnh về thương hiệu, tên tuổi, và hệ thống bán hàng chuyên nghiệp… Vì thế, họ sẽ gặp ít khó khăn hơn những công ty trong nước.
nuoc-ngot-7028-1394155277.jpg
Nước ngọt có ga không cồn bị đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Ảnh: DĐDN
Chuyên gia này cũng lo ngại đề xuất đưa thuế tiêu thụ đặc biệt cao sẽ tạo cơ hội buôn lậu. "Ví dụ như thuốc lá, đến nay gần như chi phí để kiểm soát hiện tượng chống buôn lậu có khi tốn kém hơn khoản thu thêm được từ khoản thuế", ông Tuất nhận định. Bên cạnh đó, Chủ tịch Sabeco cũng cho rằng, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc làm tăng thu ngân sách. Bởi vì khi thuế tăng thì lợi nhuận và thuế thu nhập doanh nghiệp giảm, cổ tức của nhà đầu tư eo hẹp hơn nên việc đánh thuế thu nhập cá nhân cũng ít hơn.
Cũng ở góc độ nhà sản xuất, Giám đốc Điều hành của AmCham TP HCM, đại diện cho Hội đồng Thực phẩm và Đồ uống của AmCham, ông Herb Cochran lo ngại, nếu mức thuế trên được áp dụng sẽ làm giảm nhu cầu đối với nước giải khát có ga, vì vậy, chắc chắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thu nhập của các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này.
"Tuy nhiên, nếu áp thuế thì các doanh nghiệp sản xuất lớn cũng sẽ có cách riêng để tồn tại vì tiềm lực mạnh hơn. Trong khi đó, nhiều công ty nhỏ liên quan đến ngành này như vận tải, những đơn vị sản xuất nhãn mác, chai thủy tinh, người trồng mía nguyên liệu… sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp nếu nhu cầu cho đồ uống có ga đi xuống", ông này cho hay.  
Lý do mà cơ quan soạn thảo đưa ra khi đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng này là các loại nước ngọt có thể gây ra một số bệnh như tiểu đường, béo phì, dạ dày, gút hoặc thậm chí ung thư.  Tuy nhiên, đại diện AmCham cho rằng lập luận này không được hỗ trợ bởi các nghiên cứu y khoa, và do đó nó chưa thực sự thuyết phục. Ông Herb Cochran cũng cho biết, thực tế, không có quốc gia nào có thuế nhắm riêng vào mặt hàng nước giải khát có ga, không cồn mà đánh lên tất cả các loại nước giải khát nói chung.
Luật sư Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Tư vấn VIFAM Việt Nam (đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế) cho rằng, dự thảo nên đưa ra một tiêu chí, định nghĩa rõ ràng về thuế tiêu thụ đặc biết để tránh gây tranh cãi.
"Tất cả những tranh luận đó sẽ không đi đến hồi kết. Doanh nghiệp, cơ quan quản lý đều có lý lẽ của riêng mình", ông Tiền nói. Do đó, theo chuyên gia này cho rằng, nên đưa nên làm rõ ngay từ đầu một định nghĩa về đối tượng của loại thuế này được đánh giá dựa trên những tiêu chí nào.
 "Nếu không có định nghĩa rõ ràng thì khi nhắc đến thuế tiêu thụ đặc biệt, người ta sẽ hiểu rằng đối tượng của loại thuế này là các mặt hàng xa xỉ, không khuyến khích tiêu dùng, mặt hàng không thiết yếu với đời sống. Tuy nhiên, trên thực tế, việc đánh thuế của Việt Nam hiện nay lại không hoàn toàn như vậy. Chính vì thế nên đưa ra một định nghĩa rõ ràng hơn", ông Tiền cho hay.
Lãnh đạo Bộ Tài chính cho rằng, dự thảo này được đưa ra còn đang hoàn thiện và lấy ý kiến. "Tất cả những ý kiến đóng góp của chuyên gia, doanh nghiệp đều được chúng tôi xem xét. Hơn nữa, dự thảo luật còn được đưa ra Quốc hội xem xét vào kỳ họp tới nên có thể còn thay đổi rất nhiều", ông này cho hay. 
Tuy nhiên, vị này cũng cho biết, khi xây dựng dự thảo, các chuyên gia điện dân dụng, nhà làm luật có cân nhắc và tham khảo mặt bằng một số quốc gia quanh khu vực. Theo đó, tại Campuchia, tất cả các loại đồ uống đều chịu thuế 10%, Thái Lan đánh thuế 20% đối với nước có ga không cồn, một số loại khác còn chịu thuế tới 25%…
Theo số liệu báo cáo của Cục thuế các tỉnh, tổng sản lượng tiêu thụ cả nước năm 2013 là 925 triệu lít nước ngọt có ga không cồn. 
Theo dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt do Bộ Tài chính đề xuất, mặt hàng bia sẽ bị tăng mức áp thuế từ 50 lên 65%. Mức thuế cao nhất đối với mặt hàng rượu cũng là 65% thay vì 50% như trước đây. Thuốc lá điếu, xì gà tăng thuế từ 65% lên 75%.
Dự thảo cũng đề xuất bổ sung mặt hàng nước ngọt có ga và hoạt động kinh doanh trò chơi bình chọn, dự báo kết quả, trò chơi có thưởng thông qua nhắn tin phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất lần lượt là 10 và 30%.
Ngọc Tuyên

, ,

Previous
Next Post »