Tái cơ cấu doanh nghiệp: Duyệt trăm đề án, làm được vài ba

Tái cơ cấu doanh nghiệp: Duyệt trăm đề án, làm được vài ba

Tái cơ cấu doanh nghiệp: Duyệt trăm đề án, làm được vài ba
Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhận định khó khăn chủ yếu trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp là khâu định giá tài sản. Việc hoàn thiện đề án tái cơ cấu tại các tập đoàn, tổng công ty cũng hết sức chậm chạp.
  • Chuyên gia chê tiến độ tái cơ cấu kinh tế quá 'rùa'
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp, đến hết tháng 4/2013, Thủ tướng đã phê duyệt 99 trên tổng số 101 phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp được trình.
Tuy nhiên, tiến độ triển khai phương án này còn chậm và thu được kết quả không cao. 5 tháng đầu năm, mới có 16 doanh nghiệp được sắp xếp lại, trong đó 10 đơn vị được cổ phần hóa, còn lại là sáp nhập, hợp nhất, và thành lập mới.
tai-co-cau-doanh-ngh-1369802972_500x0.jp
Tái cơ cấu doanh nghiệp còn chậm trễ. Ảnh: PV
Ngoài ra, đến 24/5/2013, chỉ 5 trên tổng số 15 dự thảo Nghị định về điều lệ tổ chức và hoạt động của tập đoàn, tổng công ty được hoàn thiện, trình Chính phủ. 7 đơn vị khác đang trình các Bộ thẩm định, còn Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) vẫn trong quá trình xây dựng dự thảo.
Số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cũng cho hay, hiện có 76 doanh nghiệp Nhà nước xin lùi cổ phần hóa sau năm 2015.
Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp nhận định, việc sắp xếp, cổ phần hóa gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do sự giảm sút của thị trường chứng khoán và bất động sản, khiến giá trị của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá chênh lệch lớn so với khi tiến hành cổ phần. Việc này cũng ảnh hưởng tới lộ trình thoái vốn đầu tư ngoài ngành của Nhà nước.
Trả lời báo chí tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 5, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, một số doanh nghiệp xin lùi thời hạn tái cơ cấu là do tình hình kinh tế và hoạt động kinh doanh nhiều khó khăn. Do vậy, nếu vội vàng áp tiến độ như đã định có thể bị rơi vào cảnh "thua thiệt".
"Chính phủ chỉ đạo tinh thần chung là hết sức khẩn trương nhưng chặt chẽ, không quá nóng vội để vừa đảm bảo mục tiêu tái cơ cấu nhưng không để thất thoát tài sản của Nhà nước. Ngược lại, một số lĩnh vực, doanh nghiệp mặc dù thị trường khó khăn nhưng cần thiết phải bán. Nếu bán ngay thì không được giá nhưng càng để lâu càng mất giá, nên thà lỗ ít còn hơn lỗ nhiều", Bộ trưởng khẳng định.
Huyền Thư

, ,

Previous
Next Post »