Nutifood theo bầu Đức đổ tiền nuôi bóng đá
Nutifood theo bầu Đức đổ tiền nuôi bóng đá
Giữa thời buổi kinh tế khó khăn, Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood vẫn mạnh tay rót tiền tỷ theo chân bầu Đức tài trợ cho Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Canh bạc làm thương hiệu này trị giá 20 tỷ đồng. - Hoàng Anh Gia Lai tái cấu trúc / Bầu Đức và canh bạc đại phẫu Hoàng Anh Gia Lai / Bầu Đức 'bỏ tép đi bắt tôm'
Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần thực phẩm dinh dưỡng Nutifood, Trần Thanh Hải cho biết, số tiền 20 tỷ đồng bắt đầu giải ngân từ năm 2013 đến năm 2017. Theo đó 10% sẽ tập trung gói hỗ trợ dinh dưỡng, cải thiện tầm vóc, thể trạng, sức bền cho cầu thủ lứa tuổi tiền dậy thì của học viện. 90% còn lại Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG toàn quyền sử dụng vào mục đích cung cấp chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho các cầu thủ.
Đổi lại, Nutifood được gắn tên trên áo đấu của học viện, thương hiệu được xuất hiện trong các hoạt động của cơ sở đào tạo này và được sử dụng hình ảnh của HAGL Arsenal JMG phục vụ cho quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp trong năm 2013-2017. "Hơn 20 tỷ đồng chia đều cho 5 năm là một khoản chi phí marketing mềm so với một năm làm game show truyền hình. Theo chân HAGL vào sân chơi bóng đá cũng giúp doanh nghiệp mở rộng sự cộng hưởng trên mặt trận đối ngoại", ông nói.
Ông Hải phân tích thêm, hiện nay, lứa cầu thủ của học viện có nhiều gương mặt là nòng cốt của đội tuyển U19 vừa đạt á quân Đông Nam Á và được bạn bè quốc tế phong tặng là đội có lối chơi đẹp. "Với nhân tố tích cực này, học viện bóng đá cho thấy đầy triển vọng trong tương lai và là biểu tượng cho tinh thần thượng võ trong thể thao, là đối tác hấp dẫn để cùng đồng hành xây dựng thương hiệu lâu dài", ông Hải chia sẻ.
Bầu Đức (trái) lần đầu tiên thu được tiền từ nhà tài trợ Nutifood, ông Trần Thanh Hải (phải) cho Học viện bóng đá HAGL Arsenal JMG. Ảnh: D.H
|
Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG do ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn HAGL sáng lập và đi vào hoạt động từ tháng 10/2007 tại Trung tâm Hàm Rồng, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai.
Ngay từ mùa tuyển sinh đầu tiên, các chuyên gia đến từ Arsenal JMG (Anh) đã đi khắp 33 tỉnh thành trên cả nước để chọn lọc tài năng trẻ xuất sắc ở lứa 11-12 tuổi. Học viên được đào tạo văn hóa, thế chất và kỹ năng đá bóng, có thể nói được tiếng Anh và tiếng Pháp để đi thi đấu ở nước ngoài. Sau gần 7 năm đi vào hoạt động lứa cầu thủ đầu tiên của học viện đã được tuyển làm nòng cốt đội tuyển U19 Việt Nam đến Indonesia dự vòng chung kết U19 Đông Nam Á. Thành tích vừa gặt hái được là vị trí á quân.
Trao đổi với VnExpress.net, bầu Đức từ chối nói về tổng số tiền ông đã đổ vào bóng đá nói chung và học viện nói riêng. Thế nhưng ông tiết lộ: "Gần 10 năm nuôi học viện này, tôi chưa từng đo đếm đã tiêu tốn bao nhiêu. Chắc chắn con số không hề nhỏ. Tôi không tiếc tiền chỉ mong các em mang về vinh quang, làm rạng danh Việt Nam".
Bầu Đức xác nhận đây là lần đầu tiên ông thu được tiền từ nhà tài trợ cho học viện bóng đá. Ông cho hay, số tiền này sẽ tiếp tục phục vụ các em học viên với mục đích xây dựng lò đào tạo bóng đá chuyên nghiệp hơn. "Tôi hy vọng sẽ có nhiều đối tác khác cùng đồng hành", ông nói.
Nutifood không phải là trường hợp đầu tiên đặt cược vào canh bạc làm thương hiệu từ bóng đá. Năm 2013 có không it doanh nghiệp bạo tay tham gia sân chơi này. Không kể những ông bầu của các đội tham dự V-League đều là người đứng đầu các doanh nghiệp tên tuổi, Tôn Hoa Sen cũng tài trợ cho giải bóng đá U19 Quốc gia.
Hồi tháng 4/2013 Ngân hàng cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với đội bóng Manchester United (MU). Theo thỏa thuận, BIDV sẽ có quyền sử dụng các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ của MU như logo, hình ảnh, phim về cầu thủ và đội bóng để quảng bá cho sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu BIDV-MU.
Chi phí BIDV bỏ ra cho thương vụ được bảo mật nhưng theo đại diện nhà băng này đó là con số không hề nhỏ. Đổi lại BIDV được tiếp cận số lượng lớn người quan tâm theo dõi đội bóng thành Manchester. Việt Nam đứng trong top 10 nước có lượng người theo dõi Facebook của MU đồng thời là quốc gia có hơn 25 triệu người theo dõi đội bóng này. Ngoài ra BIDV còn có thể tiếp cận với 659 triệu khách hàng tiềm năng, là những người theo dõi MU trên toàn cầu.
Với trường hợp logo và tên tuổi của HAGL xuất hiện trên bảng quảng cáo ở sân vận động Emirates của Arsenal (Anh), bầu Đức tuy không tiết lộ đã chi bao nhiêu, nhưng ông khẳng định chỉ có lợi chứ không thiệt hại.
Nutifood không phải là trường hợp đầu tiên đặt cược vào canh bạc làm thương hiệu từ bóng đá. Năm 2013 có không it doanh nghiệp bạo tay tham gia sân chơi này. Không kể những ông bầu của các đội tham dự V-League đều là người đứng đầu các doanh nghiệp tên tuổi, Tôn Hoa Sen cũng tài trợ cho giải bóng đá U19 Quốc gia.
Hồi tháng 4/2013 Ngân hàng cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã ký kết thỏa thuận hợp tác với đội bóng Manchester United (MU). Theo thỏa thuận, BIDV sẽ có quyền sử dụng các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ của MU như logo, hình ảnh, phim về cầu thủ và đội bóng để quảng bá cho sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu BIDV-MU.
Chi phí BIDV bỏ ra cho thương vụ được bảo mật nhưng theo đại diện nhà băng này đó là con số không hề nhỏ. Đổi lại BIDV được tiếp cận số lượng lớn người quan tâm theo dõi đội bóng thành Manchester. Việt Nam đứng trong top 10 nước có lượng người theo dõi Facebook của MU đồng thời là quốc gia có hơn 25 triệu người theo dõi đội bóng này. Ngoài ra BIDV còn có thể tiếp cận với 659 triệu khách hàng tiềm năng, là những người theo dõi MU trên toàn cầu.
Với trường hợp logo và tên tuổi của HAGL xuất hiện trên bảng quảng cáo ở sân vận động Emirates của Arsenal (Anh), bầu Đức tuy không tiết lộ đã chi bao nhiêu, nhưng ông khẳng định chỉ có lợi chứ không thiệt hại.
Bàn về gói tài trợ khá lớn của Nutifood, Giám đốc Công ty tư vấn và đào tạo bán hàng Fresh View, Francis Hùng nhận định: "Trong marketing, không có công thức bao nhiêu là rẻ, bao nhiêu là đắt. Hiệu quả chỉ có người trong cuộc tự thẩm định. Song, xét ở góc độ cộng hưởng thương hiệu, đây là thương vụ khá hời".
Ông Hùng phân tích, với công nghệ marketing quốc tế, nhiều tập đoàn toàn cầu cũng không tiếc những khoản kinh phí kếch xù để tài trợ cho các hoạt động làm thương hiệu, trong đó có thể thao và đặc biệt là bóng đá. Người ngoài cuộc có thể sốc vì kinh phí quá lớn và cho rằng đây là sự lãng phí vì không biết doanh nghiệp được lợi gì. Thế nhưng bản thân doanh nghiệp chắc chắn không bỏ tiền nếu không đạt được mục đích nào đó.
Giám đốc Công ty Fresh View nhận định, không đợi đến khi lứa cầu thủ của học viện bóng đá gặt hái được thành công trên các đấu trường quốc nội và quốc tế thì Nutifood mới tính được hiệu quả. Bởi lẽ, chỉ cần sự xuất hiện tên tuổi của đơn vị này trong tất cả hoạt động của học viện từ năm 2013 đến năm 2017 và sự quan tâm của dư luận, doanh nghiệp cũng đã lấy đủ vốn.
Vũ Lê
ConversionConversion EmoticonEmoticon